____________________________
Bàn ép hay lò xo ép là bộ phận thuộc ly hợp nằm trong hệ thống truyền lực. Có chức năng tác đãi ly hợp ra khỏi bánh đà để ngắt dòng truyền lực từ động cơ truyền đến trục các đăng.
1. Hệ thống truyền lực:
Nguồn động lực từ động cơ đốt trong được truyền đến bánh xe chủ động (tại đó phát sinh ra lực kéo sẽ chuyển động) thông qua một hệ thống được gọi là hệ thống truyền lực. Hệ thống truyền lực trên ô tô bao gồm tập hợp các cơ cấu, cá cụm nối từ đông cơ đến bánh xe chủ động có nhiệm vụ:
+ Truyền, biến đổi mô men quay cà số vòng quay từ động cơ đến bánh xe chủ động đảm bảo phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ với mô men sản sinh ra trong quá trình xe chuyển động.
+ Ngắt đường truyền mô men trong thời gian ngắn, dài: sang số, ngắt ly hợp…
+ Đổi chiều chuyển động: lùi xe.
- Hệ thống truyền lực thông thường chia theo hình thức truyền năng lượng; loại cơ khí, loại thủy lực, loại thủy lực, loại điện từ, loại hỗn hợp: cơ khí-thủy lực, cơ khí-thủy lực-điện từ.
Cấu tạo cơ bản của hệ thống truyền lực:
+ Ly hợp, hộp số chính, hộp phân phối nếu có, trục các đăng, cầu chủ động, bán trục, khớp nối nếu có, bánh xe.
2. Ly hợp.
Công dụng
Ly hợp là một cụm của HTTL nằm ngay sau động cơ có chức năng:
+ Nối và ngắt một cách êm dịu dòng truyền lực từ động cơ có chức năng:
+ Nối và ngắt một cách êm dịu dòng truyền lực từ đông cơ đến bánh xe chủ động trong thời gian ngắn.
+ Bảo vệ an toàn cho các cụm khác của HTTL và động cơ khi bị quá tải.
+ Dập tắt các dao động cộng hưởng nâng cao chất lượng truyền lực của HTTL.
b. Theo các mô men xoắn có thể chia ra loại:
+ Ly hợp ma sat;
+ Ly hợp thủy lực;
+ Ly hợp điện từ.
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ly hợp ma sát:
a. Cấu tạo:
Phần chủ động: Gồm các chi tiết bắt trực tiếp hoặc gián tiếp với bánh đà của động cơ: Bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp, lò xo ép.
Phần bị động: Gồm các chi tiết lắp trực tiếp hoặc gián tiếp với trục bị động ( trục sơ cấp của hộp số): Trục bị động , đĩa bị động(đĩa ma sát).
Phần dẫn động điều khiển: Gồm cá chi tiết điều khiển ly hợp: Bạc mở, đòn mở, các chi tiết dẫn động cơ khí.
Bộ phận tạo lực ép: Vỏ ly hợp, lò so ép, đĩa ép.
b. Nguyên lý làm việc:
Trạng thái đóng (trạng thái thường xuyên làm việc): Dưới tác dụng của lò xo ép; đĩa ép, đĩa bị động và bánh đà bị ép sát với nhau tạo nên csc bề mặt làm việc. Các chi tiết này tạo thành một khối. Mô men xoắn đến đĩa bị động tới trục bị động (trục sơ cấp của hộp số) thông qua mối ghép then hoa với đĩa ma sát.
Trạng thái mở (trạng thái không thường xuyên): Người lái tác dụng lên bàn đạp ly hợp, thông qua cơ cấu điều khiển kéo đĩa ép di chuyển ngược chiều ép của lò xo, bề mặt má sat giữa bánh đà, đĩa bị động và đĩa ép được giải phóng. Phần chủ động quay theo động cơ nhưng lực ép không còn nữa (không còn sự nối giữa phần chủ động và bị động) không tạo nên bề mặt ma sát để truyền mô men xoắn từ phần chủ đống sang phần bi động (trục bị động).
Khi nhả dần cho đến hoàn toàn bàn đạp ly hợp sẽ trở lại trạng thái đóng ly hợp. Giữa hai quá trình trên có sự trượt tương đối trong thời gian ngắn tuy nhiên phát sinh nhiệt rất lớn gây mài mòn và giảm tuổi thọ các chi tiết.
_______________________________
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ PHÚC ĐIỀN
Địa chỉ/Address: Hẻm 521 - Nguyễn Tri Phương - An Bình - Dĩ An - Bình Dương.
Zalo/Hotline: 0901303798 - 0901502798
Website: http://phutungphucdien.vn
Email: cokhiphucdien@gmail.com
Phuc Dien Mechanical Co., Ltd